Đây là tài liệu không phải của chính chủ từ mình biên soạn mà là mình đi lượn ở các nguồn trên internet, tài liệu này là mình lấy trên diễn đàn traderviet.com một diễn đàn việt rất có tâm huyết với forex, bạn có thể thường xuyên lên traderviet.com để theo dõi nhiều bài viết và hoạt động liên quan đến lĩnh vực forex nhé.
xin phép tác giả của tài liệu mình sử dụng để chia sẻ cho mọi người
có 5 điểm cần lưu ý khi sử dụng hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch
-Đáy cũ đỉnh cũ
-Đường xu hướng – Trendline
-Hỗ trợ chuyển thành Kháng cự, Kháng cự chuyển thành Hỗ trợ
-Vùng số tròn – round number
-Vùng giá nhảy gap
Hỗ trợ (Support) được hiểu nôm na là vùng mà giá chạm vào đó là có thể bật lên, ngược lại, Kháng cự (Resistance) là vùng mà giá có thể bật xuông sau khi chạm vào đó. Giao dịch với các vùng hỗ trợ và kháng cự được xem là một trong nhưng phương pháp cơ bản nhất trong trading.
Hãy cùng xem những yếu tổ phân tích kỹ thuật (technical analysis) nào thường đóng vai trò tạo hỗ trợ và kháng cự trong trading. Những yếu tố tạo Hỗ trợ và Kháng cự này chỉ dựa trên Price Action (hành động của giá) mà không dựa vào các Indicator, vì vậy, sẽ không có những hỗ trợ kháng cự tạo bởi đường MA hay bởi Pivot Point, hoặc Fibonacci
1.Đáy cũ đỉnh cũ
Đây chính là điều cơ bản nhất của Hỗ trợ Kháng cự. Khi giá tạo 1 đỉnh và giảm điểm thì đỉnh cũ vừa tạo được xem là kháng cự (Resistance) và có thể đẩy giá xuống khi giá tiếp cận vùng này lại. Ngược lại, Hỗ trợ (Support) là vùng đáy mà giá vừa tạo xong và đi lên, và khi nó tiếp cận trở lại vùng đáy này thì có thể bật lên trở lại
Trong hình trên, các mũi tên xuống chỉ vùng kháng cự, các mũi tên lên chỉ vùng hỗ trợ
2.Đường xu hướng – Trendline
Đường xu hướng là yếu tố cơ bản nhất của PTKT. Đường xu hướng tăng nối 2 điểm ĐÁY từ thấp lên cao, còn đường xu hướng giảm nối 2 điểm ĐỈNH từ cao xuống thấp.
Ngoài ra, có thể nối các ĐỈNH trong xu hướng tăng và các ĐÁY trong xu hướng giảm.
Đường xu hướng là vùng có thể tạo lực hỗ trợ và kháng cự.
3.Hỗ trợ chuyển thành Kháng cự; Kháng cự chuyển thành Hỗ trợ
Trong PTKT có 1 hiện tượng là vùng Hỗ trợ sau khi bị phá vỡ có thể chuyển thành vùng Kháng cự; ngược lại, vùng Kháng cự sau khi bi phá vỡ cũng có thể chuyển thành vùng Hỗ trợ.
4.Vùng số tròn – round number
Khi trading các cặp tiền thì các vùng có số đuôi tròn 100 pips (ví dụ 1.3200, 198.00, 1.6400…) thường được xem là các vùng tâm lý và có thể tạo ra hỗ trợ hoặc kháng cự với giá.
5.Vùng giá nhảy gap
Nếu có nghiên cứu về Gap (khoảng trống hay khoảng nhảy giá), bạn sẽ biết nó có thể đóng vai trò hỗ trợ và kháng cự. Mặc dù tìm gap trong forex rất khó do thị trường chạy liên tục không ngừng nghỉ, tuy nhiên, vẫn có gap xảy ra. Có câu nói là “Gap must be filled” (Gap sẽ được điền đầy) chỉ ra rằng giá thường về retest vùng gap trước khi đi tiếp.
Vài lời:Những yếu tố nói trên là những yếu tố cơ bản về hỗ trợ kháng cự trong PTKT
Tuy nhiên, dùng gì thì dùng, hãy nhớ rằng trong phân tích thị trường thì mọi thứ đều là TƯƠNG ĐỐI, tức là công cụ có thể đúng lúc này và sai lúc khác. Không có công cụ nào “bất bại”, hay còn gọi là “chén thánh” trong thị trường này cả. Công cụ phát huy được điểm mạnh và hạn chế được điểm yếu là dựa hoàn toàn vào NGƯỜI DÙNG. Nói cách khác, sự khác biệt của một công cụ hay một system trading thành công chính là BẠN. Hãy nhớ nhé
——————————————————————————————————————————————-
Notification channel :
Group : https://t.me/ScalpGold_Group